Thuốc Y Học Cổ Truyền

Thuốc Y Học Cổ Truyền

Thuốc Y Học Cổ Truyền

Thuốc Y Học Cổ Truyền

Thuốc Y Học Cổ Truyền

Hotline

08 5418 3838

diachi

53 ĐS 8 KDC Trung Sơn

Bình Chánh, TP.HCM

diachi

Giờ làm việc: 8H00 - 16H00

hopehealth.ykhoa@gmail.com

diachi Đăng ký khám

Đăng ký khám và tư vấn tại HEALTH & HOPE

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách. Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.

Giới tính:

Vấn đề của bạn

hoặc thăm khám trực tuyến qua:

zalo

Zalo

sky

skype

viber

Viber

whatapp

whatapp

Trang chủ / Dịch vụ

SƠ LƯỢC VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN

 

Thuốc y học cổ truyền gồm các loài thực vật, động vật, khoáng vật và một số chế phẩm hóa học…

Từ thời nguyên thủy, tổ tiên chúng ta trong lúc tìm kiếm thức ăn có khi ăn phải chất độc gây đi lỏng hoặc nôn mửa, hoặc hôn mê, có khi chết người. Theo thời gian, kinh nghiệm dần được tích lũy, không những giúp loài người lợi dụng được tính chất của cây cỏ để làm thức ăn mà còn biết dùng làm thuốc chữa bệnh, các loại thuốc từ thực vật, động vật ra đời từ đó. Các loại thuốc khoáng vật lại phát triển theo ngành khai thác mỏ như thạch cao, chu sa, hùng hoàng…
Mặt khác các lý luận triết học duy vật cổ đại ( thuyết âm dương, ngũ hành…) lại được các nhà y học cổ phương Đông vận dụng vào y học trong mọi lĩnh vực từ phòng bệnh đến chẩn trị, bào chế thuốc men, làm phong phú thêm cho kho tàng lý luận của y học cổ truyền.

Thuyết âm dương trong y dược:

Người xưa đã nhận thấy trong tất cả sự vật luôn có sự mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau, không ngừng vận động biến hóa để phát sinh, phát triển và tiêu vong, gọi là Học thuyết âm dương.

Âm dương không phải là một thứ vật chất cụ thể nào mà là thuộc tính nằm trong tất cả mọi sự vật. Âm dương tuy đối lập, chế ước nhau nhưng phải nương tựa vào nhau mới tồn tại được. Âm dương luôn vận động không ngừng, âm tiêu, dương trưởng, tuy nhiên âm cực lại sinh dương, dương cực lại sinh âm. Tuy vậy âm dương lại luôn lặp lại được thế cân bằng. Trong cơ thể con người cũng vậy, khi âm dương cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh, còn khi âm dương mất cân bằng thì phát sinh ra bệnh tật. Ví dụ:


+ Âm dương thiên thịnh: phần lớn là thực chứng
Dương thịnh gây chứng thực nhiệt: sốt cao, khát, ra mồ hôi, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch sác.
Âm thịnh gây chứng thực hàn: chân tay lạnh, đau bụng, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm.


+ Âm dương thiên suy: phần lớn là hư chứng
Dương hư là dương khí của cơ thể hư yếu (chứng hư hàn): sắc mặt trắng, sợ lạnh, chân tay lạnh, tự ra mồ hôi, mạch vi.
Âm hư là âm dịch của cơ thể không đầy đủ (chứng hư nhiệt): sốt từng cơn, ra mồ hôi trộm, lòng bàn chân tay nóng, miệng lưỡi khô, mạch vi sác.

Do đó để cơ thể khỏe mạnh cần giữ được sự nhịp điệu thăng bằng trong cơ thể , giữa con người và ngoại cảnh. Khi âm dương cơ thể mất cân bằng thì mượn khí vị, âm dương của các vị thuốc để lập lại sự cân bằng ấy. Thuốc y học cổ truyền đại khái chia làm tứ khí, ngũ vị và thăng, giáng, phù, trầm.

Tứ khí là:
Hàn (lạnh), lương (mát) thuộc âm
Nhiệt (nóng), ôn (ấm) thuộc dương.

Ngũ vị là:
Tân (cay), cam (ngọt), đạm (nhạt) thuộc dương
Toan (chua ), khổ (đắng) thuộc âm.

Trong khí vị lại chia làm hậu (nồng, đậm) và bạc (nhạt, nhẹ nhàng).
Xu hướng tác dụng của thuốc:
Thăng (đi lên), phù (phát tán ra ngoài) thuộc dương.
Giáng (đi xuống), trầm (thấm lợi vào trong và xuống dưới) thuộc âm.
Hiểu được quy luật này sẽ hiểu lý luận của dùng thuốc đông y.

Trong tìm thuốc, căn cứ vào mùi vị, màu sắc mà xét xem vị thuốc này có tác dụng lên bộ phận nào của cơ thể. Ví dụ một vị có vị cay, màu trắng sẽ tác dụng lên phế vì phế thuộc hành kim, màu trắng, vị cay; một vị có màu đỏ, vị đắng sẽ vào tâm vì tâm thuộc hỏa, màu đỏ, vị đắng…

Trong chế thuốc, cũng vận dụng ngũ hành. Ví dụ, muốn cho vị thuốc tác dụng vào tỳ vị thì tẩm với mật, hoặc sao vàng, vì màu vàng, vị ngọt thuộc hành thổ, mà tỳ vị cũng thuộc hành thổ; muốn thuốc vào thận thì thường chế với đậu đen, hoặc tẩm muối vì màu đen, vị mặn thuộc hành thủy, mà thận cũng thuộc hành này.

Trong việc điều trị, cũng vận dụng như vậy. Ví dụ: chảy máu, thổ huyết, huyết màu đỏ, thuộc hành hỏa, thủy khắc hỏa, do đó dùng thuốc hành thủy để chống hành hỏa, vậy thuốc cầm máu thường được đốt hay sao đen. Muốn bổ cơ thịt, bổ tỳ thì dùng thuốc có vị ngọt,màu vàng. Chữa bệnh phổi dùng các vị thuốc có vị cay như tinh dầu…

Trên đây là một số điều cơ bản về thuốc y học cổ truyền, để bàn kĩ hơn về thuốc còn rất nhiều vấn đề khác, hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết tiếp theo.

Thuyết ngũ hành trong việc xét tính chất thuốc và dùng thuốc:

Thuyết ngũ hành là một học thuyết triết học, bao trùm mọi mặt vận động của vật chất trong vũ trụ, về căn bản thì cũng là một cách biểu thị luật mâu thuẫn và hỗ trợ nhau trong thuyết âm dương, tuy nhiên lại bổ sung cho thuyết âm dương hoàn chỉnh hơn. Theo đó, mọi vật chất trong vũ trụ đều do năm hành: “mộc, hỏa, thổ, kim, thủy” phối hợp với nhau mà tạo nên. Năm hành này quan hệ với nhau theo quy luật tương sinh (giúp đỡ nhau phát triển), tương khắc (khắc chế, kìm hãm nhau) và chế hóa lẫn nhau.

Căn cứ vào hình thái tính chất của từng bộ phận trong cơ thể, của từng vị thuốc, người xưa đã quy nạp các vị thuốc vào từng hành rồi vận dụng điều đó trong việc điều trị và tìm thuốc.

Lý do bạn nên chọn HEALTH & HOPE

camket

Phòng khám hướng tới đạt chuẩn quốc tế

camket

Chi phí khám hợp lý, chỉ từ 100.000đ

camket

Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi trực tiếp khám

camket

Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm khác

camket

Cơ sở vật chất tiện nghi, thiết bị hiện đại

camket

Chăm sóc người bệnh chu đáo

Lưu ý: Phòng khám hỗ trợ book phòng cho người bệnh ở tỉnh xa và lấy máu xét nghiệm tại nhà, liên hệ: 08 5418 3838

hoặc đăng ký khám online qua:

zalo

Zalo

sky

skype

viber

Viber

whatapp

whatapp

Đăng ký
Đặt hẹn khám chữa bệnh

Tư vấn bác sĩ: 08 5418 3838