Tại Sao Bấm Huyệt Giúp Chữa Bệnh Hiệu Quả?
Bấm huyệt là một trong những biện pháp trị liệu không dùng thuốc hay phẫu thuật nên mang tính an toàn cao và phù hợp với mọi đối tượng khác nhau. Theo các chuyên gia về Y học cổ truyền, bấm huyệt mang mang lại tác dụng chữa bệnh nhờ những ưu điểm sau:
Huyệt đạo là nơi lưu thông thần khí ra và vào của cơ thể, tập trung cơ năng hoạt động của mỗi tạng phủ, kinh lạc. Nói cách khác, huyệt là nơi khí của tạng phủ, kinh lạc, cân cơ xương khớp tụ lại, tỏa ra ở phần ngoài cơ thể.
Huyệt là nơi tiếp nhận các kích thích khác nhau, việc tác động lên huyệt bằng một lực kích thích phù hợp mang lại tác dụng điều hòa các rối loạn do bệnh lý gây ra, tái lập sự cân bằng âm dương trong cơ thể.
Huyệt là cửa ngõ xâm lấn của các nguyên nhân gây bệnh từ bên ngoài vào cơ thể. Một khi chính khí suy giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tà khí bên ngoài xâm nhập và gây bệnh.
Y học hiện đại cũng thừa nhận rằng các vị trí huyệt đạo là đầu mối giao nhau của các dây thần kinh và mạch máu, có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động cơ học của các cơ quan lục phủ, ngũ tạng bên trong cơ thể, tuần hoàn máu và hệ thần kinh.
Chữa Bệnh Bằng Phương Pháp Bấm Huyệt Có Gì Đặc Biệt?
Hàng nghìn bệnh nhân lựa chọn chữa bệnh bằng phương pháp bấm huyệt bởi những ưu điểm sau đây:
Giảm nhanh các triệu chứng đau cấp tính, mãn tính mà không cần dùng thuốc.
Phạm vi chữa bệnh rộng từ nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa đến da liễu.
Tăng cường hiệu quả điều trị bệnh các phương pháp khác như phẫu thuật, dùng thuốc,…
Giúp điều chỉnh, cân bằng âm dương trong cơ thể một cách hiệu quả.
Điều chỉnh lại chức năng của kinh lạc, khí huyết, tạng phủ trong cơ thể.
Phục hồi chức năng vận động của cân xơ, xương khớp nhanh chóng, hiệu quả.
Củng cố, phục hồi và tăng cường hoạt động sống của cơ thể.
Không gây tác dụng phụ nếu bấm huyệt đúng kỹ thuật, phương pháp.
Bệnh Nhân Cần Lưu Ý Điều Gì Khi Thực Hiện Bấm Huyệt?
Để xoa bóp bấm huyệt đạt được hiệu quả như mong muốn và đảm bảo an toàn, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
Người bệnh bị đau vai gáy mạn tính cần phải chụp X-quang phổi trước khi thực hiện xoa bóp bấm huyệt để chắc chắn mình không mắc các bệnh lý về phổi hay trung thất. Trong trường hợp mắc bệnh này, bạn không nên bấm huyệt mà cần sử dụng phương pháp chữa bệnh khác.
Những bệnh nhân từ 45 tuổi trở lên cần phải kiểm tra mật độ khoáng chất xương trước khi thực hiện xoa bóp bấm huyệt.
Những bệnh nhân không chịu được bấm huyệt, người mắc bệnh tiểu đường không nên bấm huyệt.
Người đang bị chấn thương, bao gồm cả vết thương kín và vết thương hở (gãy xương, rạn xương,…) không được bấm huyệt.
Bệnh nhân đang mắc các bệnh lý như viêm ruột thừa, thủng dạ dày, viêm vòi trứng không được bấm huyệt.
Không nên bấm huyệt tại các vùng da bị viêm nhiễm, lở loét…