Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách. Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.
hoặc thăm khám trực tuyến qua:
Dịch vụ
CHUYÊN KHOA
Thoái hoá cột sống
Thoái hoá cột sống là bệnh thường gặp nhiều ở người cao tuổi. Bệnh này đi theo độ tuổi và gây ra rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt cũng như mang lại những biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Bệnh này tuy không điều trị dứt điểm được vì là bệnh tuổi già nhưng chúng ta vẫn phải điều trị để ngăn ngừa biến chứng xảy ra và cải thiện tình trạng hiện tại giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và tránh những phiền toái do bệnh này gây ra.
Thoái hoá cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống
Là tình trạng cột sống bị lão hóa do thời gian khi cơ thể già đi hoặc do chính các đốt sống tự bị thoái hóa sớm trong quá trình ăn uống sinh hoạt thường ngày ảnh hưởng lên cột sống trong thời gian dài.
Bệnh thoái hóa cột sống gây ra những cơn đau nhức, tê bì có thể dẫn đến bị viêm khớp và mọc gai tại những đốt sống bị thoái hóa. Cùng với sự thoái hóa đốt sống, đĩa đệm ở các đốt cũng có khả năng bị thoái hóa hoặc phình ra, điều này có thể sẽ dẫn tới việc chèn ép sang tuỷ sống, các rễ dây thần kinh (biểu hiện đau dây thần kinh tọa). Cơn đau có thể kéo dài đến và lan rộng ra nhiều vùng và các bộ phận trên cơ thể.
Các biến chứng có thể xảy ra nghiêm trọng như tê bì chân tay, mất cảm giác, teo cơ, đi lại khó khăn, thậm chí tàn phế. Khi tình trạng trở nên nặng hơn, người mắc bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong vận động hàng ngày và tâm lý cũng trở nên nặng nề, mệt mỏi.
Nguyên nhân gây ra thoái hoá
Khi bạn già đi, xương và dây chằng ở cột sống trở nên yếu, dẫn đến tình trạng gai cột sống (viêm xương khớp). Các đĩa đệm bị thoái hóa và suy yếu, gây ra thoát vị đĩa đệm và lồi đĩa đệm. Kết quả là bạn có thể gặp phải một số triệu chứng của thoái hóa cột sống.
Hình ảnh đốt sống bị thoái hóa
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống, chẳng hạn như:
Tuổi tác : Các triệu chứng thường xuất hiện lần đầu trong độ tuổi từ 20 và 50. Hơn 80% người trên 40 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh thoái hóa cột sống sau khi chụp X-quang.
Giới tính: Đối với những người dưới 45 tuổi, viêm xương khớp xuất hiện nhiều hơn ở nam giới. Sau 45 tuổi, viêm xương khớp xuất hiện nhiều hơn ở phụ nữ
Thừa cân
Chấn thương hoặc chấn thương khớp
Những người làm việc hoặc hoạt động thể lực có tác động lên các khớp nhất định
Triệu chứng của thoái hoá cột sống
Triệu chứng thoái hóa cột sống dễ nhận thấy nhất là những cơn đau xuất hiện rất thường xuyên và âm ỉ kéo dài từ ngày này qua ngày khác và chủ yếu là đau ở vùng cổ gáy và thắt lưng.Người bệnh sẽ luôn có cảm giác cực kì khó chịu kèm theo đó là ăn không ngon, ngủ không yên, sút cân, làm việc không hiệu quả.
Cơn đau do thái hóa gây ra ảnh hưởng đến cuộc sống
Có nhiều người bị những cơn đau cấp tính ập đến làm đau nhức và lan cả sang vùng khác như hông, đùi, vai, thần kinh tọa đến mức không thể đi lại, di chuyển lâu được.
Những người bệnh sẽ phải chịu cơn đau từ gáy lan ra tai, cổ , ảnh hưởng đến tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, hoặc có thể đau gáy lan xuống vai, cánh tay một bên đôi khi cả hai bên cánh tay.
Cột sống cổ lúc này sẽ bị mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa đệm liên đốt, biến dạng ở thân đốt và xuất hiện các gai xương. Lúc này sẽ làm cho người bệnh bị hạn chế cử động , bị cứng vùng cổ gáy.
Đối với những người bị thoái hóa cột sống cổ thì sẽ có các triệu chứng như nấc, ngáp, chóng mặt.
Đối với những trường hợp nghiêm trọng thì có thể ảnh hưởng đến tủy sống và dây thần kinh liên chi. Nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến bại liệt, teo cơ.
Làm như thế nào để phòng và điều trị?
Nên phòng và điều trị thái hóa bằng vật lý trị liệu
Các phương pháp điều trị:
Thuốc : Điều trị đau thoái hóa cột sống thường bao gồm thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid hoặc thuốc tiêm corticosteroid. Phương pháp này chỉ điều trị cấp tính, không có giá trị về lâu dài, mang tính tạm thời.
Phẫu thuật : Bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật nếu hệ thống thần kinh bị hư hỏng hoặc việc đi bộ trở nên rất khó khăn, đây là giải pháp 50-50 vì tỉ lệ thành công không cao, cũng như những di chứng sau mổ cũng là một trong những điều cần cân nhắc trước khi phẫu thuật
Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu cho tình trạng đau lưng mạn tính hoặc đau cổ để giảm đau, dưỡng sinh. Kết hợp tập luyện và xoa bóp bấm huyệt, tác động cột sống giúp cải thiện tình trạng này về lâu dài, tuy bỏ ra nhiều thời gian nhưng hậu quả mang lại về lâu dài.
Phòng bệnh:
Chế độ dinh dưỡng cho người mắc thoái hóa cột sống là một trong những yếu tố tối quan trọng, do đó các bạn hãy ăn các bữa ăn có đầy đủ chất để xương cứng cáp và hồi phục một cách nhanh chóng như thịt ,cá, trứng, sữa, tôm, cua có chứa maggie, canxi…
Chế độ ăn uống cho người bị thái hóa
Hạn chế ăn các loại thức ăn có nhiều đường, bột, đồ ăn quá mặn, không sử dụng rượu bia, thuốc lá, uống ít nhất một ngày 1 lít nước.
Ăn nhiều trái cây, và sử dụng các loại nước ép táo, cam, chanh, bưởi. Ngoài ra, các bạn cũng nên ăn nhiều rau như: rau muống, rau dền, bắp cải, giá…
Vật Lý trị liệu trong phòng bệnh: không chỉ dùng trong điều trị bệnh, vật lí trị liệu còn có thể giúp phòng tránh tình trạng thoái hoá. Nó có cơ chế kích thích cơ thể sản sinh ra tế bào gốc mới làm chậm quá trình lão hoá và thoái hoá của cơ thể, đồng thời giúp cơ thể thư giãn và ngăn ngừa được một số bệnh khác.
Lý do bạn nên chọn HEALTH & HOPE
Phòng khám hướng tới đạt chuẩn quốc tế
Chi phí khám hợp lý, chỉ từ 100.000đ
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi trực tiếp khám
Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm khác
Cơ sở vật chất tiện nghi, thiết bị hiện đại
Chăm sóc người bệnh chu đáo
Lưu ý: Phòng khám hỗ trợ book phòng cho người bệnh ở tỉnh xa và lấy máu xét nghiệm tại nhà, liên hệ: 08 5418 3838
Đăng ký
Đặt hẹn khám chữa bệnh
Tư vấn bác sĩ: 08 5418 3838